10 loại đồ uống bổ sung axit folic cho bà bầu

Bổ sung axit folic là rất quan trọng đối với phụ nữ có dự định mang thai và đang mang thai. Bạn có thể chọn bổ sung loại axit này bằng nhiều cách như chế độ dinh dưỡng cân bằng, đồ uống thích hợp và các chất bổ sung axit folic tổng hợp.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản khuyến cáo nên bổ sung 480 μg axit folic mỗi ngày cho những phụ nữ muốn mang thai và phụ nữ có thai.

Bên cạnh những loại thực phẩm giúp bổ sung axit folic mà Mira đã giới thiệu ở bài viết trước: Muốn thai nhi khỏe mạnh thì mẹ bầu đừng quên bổ sung axit folic. Hôm nay Mira sẽ giới thiệu 10 loại đồ uống giúp bổ sung axit folic cho bà bầu.

1. Sữa chua uống Yakult

Theo nhà sản xuất Yakult, trong 100ml sữa chua uống Yalkult chứa 240μg axit folic, bên cạnh đó còn chứa vitamin B6, B12, sắt, canxi vv Thật là tốt khi các chất dinh dưỡng mà bạn muốn bổ sung trong khi mang thai được kết hợp với nhau trong một sản phẩm.

2. Trà xanh Gyokuro

Trà Gyokuro là loại trà có chất lượng cao nhất trong tất cả các loại trà xanh của Nhật, chứa khoảng 150μg axit folic trên mỗi 100ml. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine trong loại trà này cũng rất cao. Tùy thuộc vào thời gian thu hoạch và lượng lá trà, trà xanh Gyokuro chứa khoảng 160mg caffein mỗi 100ml. Tuy nhiên nếu bạn uống 1-2 ly trà xanh Gyokuro mỗi ngày thì không những giúp bổ sung axit folic mà còn không cần phải quá lo lắng về tác động của caffein.

3. Nước ép dâu tây

Dâu tây chứa khoảng 90μg axit folic trên 100g. Vitamin C trong dâu tây cũng giúp làm đẹp da và ngăn ngừa cảm lạnh.

4. Nước ép Kiwi

nước kiwi

Hàm lượng axit folic trong Kiwi là khoảng 36 μg axit folic/ 100 μg kiwi.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C chứa trong kiwi bằng với 8 quả chanh và lượng chất xơ bằng 2-3 quả chuối. Do đó Kiwi là một thành phần thực phẩm bổ dưỡng, không chỉ riêng cho bà bầu.

5. Sữa đậu nành

Lượng axit folic có trong sữa đậu nành vào khoảng 31 μg/100 ml.

Tuy nhiên, sữa đậu nành chứa nhiều isoflavone. Isoflavone đậu nành là một chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương và các bệnh khác, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu sử dụng Isoflavone có nguy cơ phát triển ung thư vú. Ngay cả khi không có kết luận khoa học chính xác về tính hiệu quả và an toàn của isoflavone, nhưng để phòng ngừa tốt hơn là cẩn thận không nên uống quá nhiều sữa đậu nành.

Xem thêm: Bà bầu có được uống sữa đậu nành không?

6. Nước ép chuối

Chuối chứa khoảng 26 μg axit folic / 100g. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm táo bón, do đó nước ép chuối là thức uống hoàn hảo cho thai kỳ.

Bên cạnh đó, vitamin B6 có trong chuối được cho là có vai trò làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ ốm nghén.

7. Nước cam

Trong 100 μl nước cam có chứa khoảng 22 μg axit folic. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì khi uống quá nhiều nước ép cam dẫn đến quá liều carbohydrate và có thể gây tiểu đường trong thai kỳ.

Ngoài ra cam, quýt cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

8. Nước ép cà chua

Nước ép cà chua cũng chứa Axit folic. Khoảng 100μl nước ép cà chua chứa khoảng 17μg axit folic. Ngoài ra nước ép cà chua còn chứa lycopene, vitamin C, vitamin B6 và các thành phần khác, được cho là có tác dụng ức chế tình trạng sưng phù và ổn định huyết áp.

9. Trà Hojicha

Trong 100 ml trà Hojicha chứa khoảng 13 μg Axit folic. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý rắng trong 100ml trà này cũng chứa khoảng 20mg caffeine, do đó hãy cẩn thận không nên uống quá nhiều.

Xem thêm: Phụ nữ mang thai có được uống trà xanh?

10. Nước ép rau xanh

Trong 100ml nước ép rau xanh (5g cải xoăn, 95ml nước) chứa khoảng 6μg axit folic. Với nhiều người nó có thể khó uống trong thời kỳ mang thai, nhưng vì nó cũng chứa chất xơ hỗ trợ điều trị táo bón, nên nó cũng là thức uống hoàn hảo cho những người không có sức đề kháng.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng bột rau xanh Aojiru của Nhật cũng có tác dụng tương tự nhưng tiện lợi hơn.

Nguồn Axit folic tổng hợp

axit folic tổng hợp

 

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, phụ nữ mang thai và phụ nữ dự định mang thai ​​sẽ cần bổ sung 480μg axit folic mỗi ngày, nhưng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng khuyến cáo nên uống thêm 400μg từ axit folic tổng hợp. Điều này là do axit folic tổng hợp có tỷ lệ hấp thụ cao hơn so với axit folic tự nhiên được bổ sung từ thực phẩm và đồ uống.

Tuy nhiên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật cũng đặt ra mức tối đa của việc bổ sung axit folic mỗi ngày không quá 1.000μg (1mg), do đó bạn hãy cẩn thận không nên sử dụng quá liều.

(Nguồn sưu tầm)

Tác giả: Hau Le

Bài viết cùng tác giả

Bột rau xanh Aojiru Nhật Bản

Bài viết liên quan