quy tắc đông lạnh thức ăn dặm

5 quy tắc đông lạnh thức ăn dặm cho bé mà mẹ nên biết

Bé bước vào giai đoạn ăn dặm cũng chính là lúc các mẹ bắt đầu bận rộn hơn với các món ăn dành cho bé. Tuy nhiên do nhu cầu thức ăn dặm ban đầu của trẻ là rất ít trong khi bạn không thể mỗi lần chỉ nấu nửa chén cháo. Vậy đâu là giải pháp cho lượng thức ăn dư?

Đó là chưa kể với những bà mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian nên mỗi lần chế biến thức ăn thì họ thường chế biến nhiều và chọn giải pháp bảo quản bằng cách đông lạnh.

quy tắc đông lạnh thức ăn dặm

Nếu có thực phẩm đông lạnh đã được chuẩn bị, việc chế biến thức ăn dặm cho bé chỉ trong chớp mắt. Tuy nhiên trữ đông lạnh như thế nào để không làm giảm chất lượng và hương vị của các thành phần trong thức ăn?

Các quy tắc cơ bản trong việc đông lạnh thức ăn dặm

Quy tắc 1: Chỉ đông lạnh khi thức ăn đã nguội hẳn

trữ đông khi nguội

Khi đặt thức ăn dặm còn nóng vào ngăn đông, không những làm cho bản thân nó khó đông mà còn gây hư hỏng cho các thức ăn khác xung quanh. Do vậy các mẹ sau khi chế biến xong thức ăn, hãy để nó lên đĩa và để nguội trước khi bỏ vào tủ trữ đông.

 

Quy tắc 2: Diện tích bề mặt càng nhiều sẽ giúp quá trình đông lạnh càng nhanh

Để các tế bào trong thực phẩm không bị phân hủy, điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng làm đông lạnh nó. Làm cho nó phẳng nhất có thể và đặt nó lên khay kim loại như nhôm hoặc inox.

 

 

 

Quy tắc 3: Đóng kín túi chứa thức ăn, tránh tiếp xúc với không khí

Nếu có không khí trong túi đựng để trữ đông, nó sẽ làm thực phẩm bị hư hỏng. Do đó khi cho thức ăn vào túi, mẹ dùng tay vuốt ở phần trống (như hình bên) để loại bỏ hết không khí trong túi và đóng kín nó.

 

 

Quy tắc 4: chỉ trữ đông thức ăn trong vòng 1 tuần

Thức ăn khi trữ đông các mẹ nên ghi tên và ngày tháng. Và hãy sử dụng chúng chỉ trong một tuần. Tuyệt đối không trữ đông lại thức ăn đã rã đông một lần trước đó.

 

 

Quy tắc 5: Cẩn trọng với một số loại thực phẩm

Khi đông lạnh thì các thành phần trong đậu hũ sẽ bị biến đổi, do đó các mẹ không nên trữ đông đậu hũ. Ngoài ra trứng là thực phẩm có thể được đông lạnh riêng lòng đỏ và lòng trắng, nhưng từ quan điểm về an toàn và vệ sinh thì đây không phải là cách hay.

 

 

Những lời khuyên khi đông lạnh thức ăn dặm

1. Nên sử dụng túi để bảo quản thức ăn

Sau khi để nguội, nghiền nhuyễn, cho thức ăn vào túi rồi dàn đều ra, sau đó lấy một chiếc đũa chia thành từng phần nhỏ. Sau đó cho vào đông lạnh.

 

 

 

2. Khi sử dụng, chỉ lấy ra một lượng vừa đủ

Khi lấy ra chúng ta chỉ cần bẻ nhẹ một cái là sẽ thành từng viên nhỏ để tiện phục vụ từng bữa ăn của bé. Phần còn lại các mẹ đậy kín, ngăn không cho không khí vào và ngay lập tức để vào ngăn đông của tủ lạnh.

3. Sử dụng khuôn đông lạnh chuyên dụng để đông lạnh thức ăn dặm cho bé.

Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm trong giai đoạn từ 5 -9 tháng thì lượng ăn trong mỗi lần ăn của bé không nhiều, do vậy Mẹ nên sử dụng khuôn đông lạnh chuyên dụng để đông lạnh thức ăn dặm cho bé. Các loại khuôn này có đặc điểm sử dụng nguyên liệu nhựa an toàn, đồng thời chia thành từng ô nhỏ với dung tích từ 15 ml -45 ml, phù hợp với lượng ăn mỗi bữa của bé.

Như trong hình là những bữa ăn dặm đầu tiên của bé Gấu nhà Mira. Mình sử dụng khuôn để đông lạnh thức ăn, sau đó lấy từng viên thức ăn cho vào hộp để vào tủ đông bảo quản cho bé Gấu ăn trong vòng 1 tuần.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số các dụng cụ chế biến thức ăn dặm cho bé giúp việc nấu ăn trở nên đơn giản hơn link: Dụng cụ và nguyên liệu chế biến đồ ăn dặm cho bé

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan