Ăn dặm kiểu Nhật

Hiện nay Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp đang được khá nhiều mẹ ở Việt Nam chọn và áp dụng cho bé. Tuy nhiên,  để thành công các mẹ phải tìm hiểu thật kỹ về thực đơn, công thức hay những điều kiêng kỵ trong cách ăn dặm này. Sau đây là một số thắc mắc của cha mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

1. Khi nào thì bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) bắt đầu từ rất sớm khi bé được 05 tháng tuổi và có những biểu hiện như: chảy nhiều nước dãi, hay quan sát chăm chú người lớn ăn uống, thậm chí có lúc bé sẽ với tay đòi thức ăn.

ADKN được chia thành 04 giai đoạn phù hợp với từng lứa tuổi của bé đó là:

  • Giai đoạn Gokkun: 5 – 6 tháng tuổi.
  • Giai đoạn Mogu Mogu: 7 – 8 tháng tuổi.
  • Giai đoạn Kamikami: 9 – 12 tháng tuổi.
  • Giai đoạn Paku Paku: 12 – 18 tháng tuổi

2. Nên cho bé ăn những loại thực phẩm nào?

ADKN vẫn sử dụng bột ăn dặm giống như ăn dặm kiểu truyền thống nhưng rất hạn chế. ADKN luôn khuyến khích mẹ tự tay chế biến các món ăn dặm cho bé. Các thực phẩm ăn dặm của bé điển hình như:

  • Tinh bột: cháo gạo, bánh mì, chuối, khoai tây, khoai lang, bột yến mạch…
  • Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, sữa chua.
  • Vitamin: cà rốt, bí đỏ, bắp cải, cà chua, rau chân vịt (rau bina), táo, dâu…

Đặc biệt nước dùng Dashi là gia vị chủ yếu và phổ biến không thể thiếu để dùng chế biến các món ăn dặm

3. Ăn dặm kiểu Nhật cần chuẩn bị những gì?

Ăn dặm kiểu Nhật ngoài việc tập cho bé ăn còn giúp bé học hỏi kỹ năng nhai, giúp bé được tự do khám phá đồ ăn; có tính kỷ luật. Vì vậy trước khi áp dụng phương pháp này, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết ví dụ như:

  • Ghế ăn: Khi bé đến giai đoạn ngồi ăn được thì ghế ăn là một trợ thủ đắc lực vừa giúp mẹ nhàn hơn vừa rèn cho bé thói quen ăn uống khoa học, tốt cho hệ tiêu hóa
  • Yếm ăn: Khi bé được thỏa sức khám phá đồ ăn, bốc thức ăn bằng tay, tập cầm thìa, dùng đũa …có yếm ăn thì mẹ sẽ không còn sợ quần áo dính bẩn.
  • Bộ chế biến đồ ăn dặm cho bé: Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này, mẹ sẽ cần nhiều dụng cụ để chế biến thức ăn như cốc nấu cháo, cối, chày, rây lọc, dụng cụ mài rau củ quả, dụng cụ vắt trái cây…
  • Bát, thìa và cốc tập uống:
  • Hộp, khay trữ đông: Khi bé mới tập ăn dặm, số lượng thức ăn còn ít trong khi chế biến với lượng thức ăn ít sẽ khiến mẹ rất vất vả và tốn thời gian. Vì vậy với khay trữ đông, mẹ có thể chọn chế biến số lượng nhiều sau đó phần dư ra thì bảo quản đông lạnh cho lần ăn tiếp theo của bé. Thức ăn của bé được bảo quản trong hộp trữ đông vừa giữ được hương vị tươi ngon, lại vừa dễ dàng cho mẹ khi rã đông.

Mira cũng có một bài viết đầy đủ về vấn đề này. Các mẹ có thể xem tại đây: Những dụng cụ cần thiết khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

4. Cần chú ý gì khi áp dụng phương pháp ADKN?

Một số vấn đề mà mẹ cần lưu ý trong cách cho ăn dặm này là:

  • Độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn.
  • Nêm nếm gia vị khi chế biến thức ăn dặm.
  • Tình trạng dị ứng thức ăn.
  • Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để “rèn luyện” khẩu vị cho bé
  • ….

Các vấn đề trên Mira cũng đã đề cập chi tiết trong các bài viết thuộc chuyên mục “Ăn dặm kiểu Nhật”. Bản thân là một người đang sinh sống tại Nhật Bản và đã trải qua quá trình chăm sóc con, Mira xin chia sẻ đến các mẹ phương pháp và kinh nghiệm cho bé ăn dặm kiểu Nhật hiệu quả.

Cách làm bánh từ bột Hot cake Mix của Nhật !

Cách làm bánh từ bột Hot Cake Mix của Nhật rất đơn giản, nhưng bạn có thể làm được rất nhiều món bánh thơm ngon, như bánh pancake, bánh quy hay các loại bánh ăn dặm cho bé. Mời các bạn tham khảo xem bột Hot cake mix của Nhật là gì và các công […]