Vì sao người Nhật sợ chích vaccine Covid-19

Vì sao nhiều người Nhật ngại chích vaccine Covid-19 ?

Từ khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới đến nay, Nhật Bản vẫn một mình một ngựa với phong cách chống dịch có một không hai của mình.

Đó là không đóng cửa cách ly,  không có luật lệ cưỡng chế, mọi thứ đều diễn ra tự nhiên và hoàn toàn dựa trên ý thức tự nguyện của người dân. Đến bây giờ khi trên thế giới đã có vaccine phòng ngừa Covid-19 và những nước phát triển đã triển khai tiêm ngừa trên diện rộng, còn Nhật Bản thì lại triển khai tiêm chủng rất chậm chạp…

Lý do vì sao, các bạn cùng tìm hiểu với Mira như sau nhé !

1. Ở Nhật Bản có thiếu vaccine ngừa Covid-19 không ?

Nhật Bản lên kế hoạch tặng hàng triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước Đông Nam Á, đầu tiên đã tặng cho Đài Loan, sau đó đến Việt Nam, và giờ mới tặng vaccine cho Thái Lan nữa. Nhưng nghịch lý ở chỗ tính đến thời điểm hiện tại chỉ hơn 6% dân số Nhật Bản đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng chống Covid-19 !!!!!

Vì sao Nhật Bản lại triển khai chích vaccine chậm chạp hơn so với các nước phát triển vậy ? Có phải vì họ thiếu nguồn cung cấp vaccine ? Không hề nha!!!!

Chính phủ Nhật Bản đã đặt hàng 290 triệu liều vaccine Pfizer, AstraZeneca và Moderna, đủ để tiêm chủng toàn bộ dân số 126 triệu người. Họ đặt mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho kịp thời gian cho Thế vận hội đã bị trì hoãn đến tháng 7/2021.

Tuy nhiên điều này khó có thể thành hiện thực ! Vì việc chính phủ nóng lòng muốn chấm dứt đại dịch, phục hồi kinh tế lại hoàn toàn trái ngược với tâm lý e ngại vaccinecủa công chúng. Một nghiên cứu toàn cầu được công bố vào tháng 9 trên tạp chí y khoa Anh Lancet cho thấy Nhật là một trong những quốc gia không có nhiều tin tưởng về tính an toàn của vaccine nhất thế giới.

Vì sao nhiều người Nhật e ngại sợ chích vaccine đến như vậy ? Lý do là bởi họ đã từng có những kí ức ám ảnh với việc chích vaccine trong quá khứ ….

2. Bóng ma vaccine ám ảnh trong kí ức

Nhật không phải là vùng đất của những người theo phong trào chống vaccine hay tin vào các thuyết âm mưu. Tuy nhiên,  “bóng ma tâm lý” vì những lần tiêm chủng thất bại trong quá khứ vẫn đeo bám và ám ảnh nhiều người !

Đầu tiên, quay ngược thời gian về cột mốc từ thời Mỹ chiếm đóng Nhật sau Thế chiến II. Có thể nói chính quân đội Mỹ đã có công triển khai quy định tiêm chủng bắt buộc tại Nhật bản.

Lúc đó nhiều người dân Nhật nghèo đói, suy dinh dưỡng và mắc nhiều bệnh truyền nhiễm. Do vậy quân đội Mỹ cố gắng ngăn chặn các loại dịch bệnh hoành hành bằng cách bắt buộc tiêm chủng, thậm chí vây bắt những thường dân không tuân thủ.

Chương trình tiêm chủng bắt buộc khởi đầu đã cứu sống nhiều người. Nhưng cũng có một số vấn đề nảy sinh, trong đó có một vụ tiêm vaccine ngừa bệnh bạch hầu bị lỗi khiến 68 trẻ em thiệt mạng …..

Sau đó đến năm 1993, vaccine ngừa sởi, quai bị và rubella dẫn đến các ca viêm màng não, do vậy Bộ Y tế phải bồi thường đáng kể. Năm 1994, chính phủ đã thay đổi luật tiêm chủng, không còn bắt buộc tiêm chủng ở trẻ em mà đổi thành “khuyến cáo mạnh”

Các thiếu nữ Nhật Bản bị liệt chân và toàn thân vì nghi vấn tác dụng phụ của vaccine ngừa ung thư tử cung. Nguồn Ảnh : Japan for today

Nhật Bản đã từ bỏ chương trình quốc gia tiêm vaccine HPV cho thiếu nữ vào năm 2013, sau khi các tác dụng phụ được báo cáo bao gồm đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Tỷ lệ tiêm vaccine HPV đã giảm từ hơn 70% xuống dưới 1%, dẫn đến hơn 5.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung vốn có thể phòng ngừa.

3. Người Nhật muốn sử dụng vacccine dành riêng cho người Nhật

Năm 2003, Bộ Y Tế Nhật Bản phê duyệt thuốc leflunomide, thuốc trị viêm khớp dạng thấp, mà không tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối trong nước. Không may mắn, sau đó 22 người sau khi sử dụng thuốc bị viêm phổi kẽ và 9 người tử vong.

Điều ngạc nhiên là những tác dụng phụ này không hề được báo cáo ở phương Tây. Cuối cùng họ mới phát hiện ra lý do là vì liều lượng thuốc được sử dụng hơi quá cao, không phù hợp đối với thể trạng người Nhật !

Sau trải nghiệm đáng sợ này, nhiều người Nhật không còn niềm tin vào các loại thuốc hay vaccine sản xuất ở nước ngoài. Họ yêu cầu các loại vaccine và thuốc phải được thử nghiệm trong nước, thay vì chấp nhận kết quả thử nghiệm ở nước ngoài, vì lo ngại sự khác nhau về sắc tộc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả.

4. Vì sao người Nhật không tự sản xuất vaccine ?

Sau khi đọc đến đây thì chắc các bạn tự hỏi, vậy nếu người Nhật quá cẩn trọng và không tin tưởng vào các loại vaccine từ nước ngoài, tại sao họ không tự sản xuất vaccine để sử dụng trong nước ???  Trong khi nhiều quốc gia phát triển đều cố gắng tự túc sản xuất vaccine Covid-19 để sử dụng, nhưng ở Nhật Bản thì vẫn không thấy tin tức gì !

Lý do lớn nhất là vì Chính phủ Nhật Bản không có nhiều hỗ trợ cho việc sản xuất vaccine, không chỉ vậy chính quyền còn đưa ra quy định phải bồi thường cho người sử dụng vaccine nếu họ có gặp biến chứng. Do vậy, so với những quốc gia khác như Âu Mỹ thì Nhật Bản không phải là vùng đất màu mỡ để các công ty dược đầu tư sản xuất vaccine, ngược lại con đường này còn tiềm ẩn nhiều chông gai và nguy cơ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cần thúc đẩy người dân tiêm vaccine Covid-19 để chấm dứt sớm đại dịch, Quốc hội Nhật Bản đã sửa đổi luật tiêm chủng để cung cấp vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân. Chính phủ cũng hứa sẽ đài thọ chi phí y tế và trợ cấp trong trường hợp có phản ứng phụ nghiêm trọng, thay mặt các nhà cung cấp vaccine gánh chịu mọi thiệt hại.

Phần quan trọng còn lại là Chính phủ Nhật Bản phải tìm cách thúc đẩy chiến dịch ý tế quảng bá để tạo niềm tin của công chúng vào sự an toàn của vaccine hơn nữa. Nhiều người Nhật bày tỏ sẽ đồng ý tiêm vaccine nếu như họ bị phụ thuộc vào những điều kiện bắt buộc khác, ví dụ như phải tiêm vaccine thì mới được đi tàu điện, đi máy bay, đi làm …Tuy nhiên nếu tạo ra nhiều điều kiện bắt buộc người dân tiêm chủng thì có thể tạo ra phản ứng trái chiều. Lúc đó nhiều người Nhật sẽ đặt câu hỏi, vì sao chúng ta phải chích một loại vaccine chưa bảo đảm an toàn chỉ vì do Chính phủ thúc ép ???

Bài viết của Mira dựa trên tham khảo từ nhiều nguồn.

Like Facebook của Mira Chan’s Kitchen để trò chuyện với Mira nhé !

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan