rau tốt cho bé

Các loại rau tốt cho bé 5-6 tháng tuổi tập ăn dặm

Rau củ là loại thực phẩm cần thiết cho trẻ ăn dặm mà mẹ không được bỏ qua. Rau củ không những giúp cho bé dễ ăn mà còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên không phải tất cả các loại rau củ đều tốt cho bé ở giai đoạn mới tập ăn dặm.

Khi bé được khoảng 5 đến 6 tháng tuổi, cũng là lúc thích hợp để mẹ cho bé ăn thức ăn dặm từng chút một. Thức ăn dặm là bữa ăn đầu tiên của bé ngoài sữa mẹ và sữa bột, nhưng rất khó để hiểu ngay từ đầu những gì là cần thiết cho con. Đặc biệt, có rất nhiều loại rau củ, điều này làm cho các mẹ khó khăn trong việc lựa chọn loại rau củ thích hợp. Vì vậy, lần này chúng tôi sẽ giới thiệu các loại rau tốt cho bé 5-6 tháng tập ăn dặm.

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật đang là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ Việt lựa chọn áp dụng cho con mình. Với phương pháp này, bé sẽ được cho ăn dặm từ khá sớm – khoảng 5 – 6 tháng tuổi.

Giai đoạn đầu của phương pháp này được gọi là Gokkun. Đây là giai đoạn cho bé làm quen với hương vị của thức ăn dặm bên cạnh sữa mẹ và sữa bột.

Trong những ngày đầu của giai đoạn Gokkun, hệ thống miễn dịch của bé vẫn còn yếu vì vậy mẹ hãy chắc chắn rằng các món ăn dặm phải được nấu chín kỹ và nghiền thật nhuyễn.

Bé 5 – 6 tháng tuổi ăn được rau gì?

loại rau tốt cho bé ăn dặm

Trong giai đoạn đầu ăn dặm, thức ăn dặm chủ yếu của bé là cháo nấu với tỷ lệ gạo và nước là 1: 10. Từ sau khoảng 01 tuần trở đi, mẹ có thể cho bé ăn bánh mì, rau củ và thậm chí sau một tháng có thể cho bé ăn đậu phụ và cá trắng.

Các loại rau mà mẹ có thể sử dụng cho bé ở giai đoạn đầu ăn dặm:

  • Củ cải
  • Bí ngô
  • Cải bắp
  • Cà rốt
  • Komatsuna (cải bó xôi)
  • Bông cải xanh
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Hành tây
  • Súp lơ
  • Cà chua
  • Rau diếp
  • Ngô (bắp)

Mặc dù không có quy định cụ thể nào về thứ tự sử dụng rau củ nhưng chúng tôi khuyên bạn nên dùng khoai lang, cà rốt khi mới tập cho bé ăn dặm.

Các loại rau củ phải được rửa thật sạch, luộc chín, cắt lát nhỏ sau đó nghiền thật nhuyễn rồi cho bé ăn.

Tham khảo thêm: Cách rửa rau củ của người Nhật.

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn rau ở giai đoạn này

Vị giác của em bé rất nhạy (gấp 1,3 lần vị giác của người trưởng thành. Do đó từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm cho đến khoảng 7 – 8 tháng tuổi, mẹ không nên cho thêm bất cứ loại gia vị nào thức ăn dặm của bé. Điều này giúp bé có thể làm quen với nhiều hương vị mới đến từ các loại thức ăn hoặc rau củ.

Ngoài ra có một vấn đề mà rất nhiều mẹ gặp phải đó chính là bé không chịu ăn. Do đó khi chế biến món ăn dặm với rau củ, mẹ có thể lựa chọn kết hợp nhiều loại để tạo ra bữa ăn nhiều màu sắc nhằm kích thích trẻ hơn. Ví dụ, màu đỏ của cà rốt kết hợp với màu xanh lục của rau Komatsuna…

Khi mới tập cho bé ăn dặm, điều quan trọng là mẹ phải chọn và tuân thủ theo ngày giờ thích hợp nhằm tạo thói quen cho bé.

Trong suốt giai đoạn ăn dặm của bé, dị ứng với thức ăn là điều cũng hay xảy ra, do đó mẹ cần theo dõi, ghi chép cẩn thận những gì cho con ăn để kịp thời phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây dị ứng từ đó đưa ra phương án phòng tránh.

Sử dụng thức ăn dặm vị rau củ đóng gói sẵn của Nhật

Khi mới tập ăn dặm, lượng thức ăn cần cho bé là rất ít. Điều này gây không ít khó khăn cho mẹ khi chế biến thức ăn dặm, nhất là với những bà mẹ bận rộn. Trước đây, để giải quyết vấn đề này, các mẹ Nhật thường lựa chọn phương pháp đông lạnh để bảo quản thức ăn dặm cho bé dùng trong khoảng 01 tuần.

Tuy nhiên giờ đây các mẹ Nhật có thêm một lựa chọn nữa đó là sử dụng thức ăn dặm đóng gói chế biến sẵn. Đây là những sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản và cho người Nhật sử dụng nên sẽ phải tuân thủ chặt chẽ quy trình chất lượng trong khâu sản xuất và đóng gói. Do đó những sản phẩm này đảm bảo độ an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Các loại rau củ dùng để chế biến đều được lấy từ Hokkaido – nơi nổi tiếng có nhiều đặc sản nông nghiệp tươi ngon ở Nhật, ví dụ như bắp, khoai tây, bí đỏ …

Thực tế là bên Nhật, họ vẫn thường dùng các loại thức ăn dặm chế biến sẵn cho con do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sử dụng.

Tác giả: Hau Le

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan