cân bằng dinh dưỡng

Cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của bé từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì khoảng thời gian bé từ 12 – 18 tháng tuổi thuộc vào giai đoạn Paku Paku. Thời kỳ này, phần lớn chất dinh dưỡng mà bé nhận được đều từ các món ăn dặm. Do đó các mẹ hãy nghĩ đến thực đơn cân bằng cả ba loại chất dinh dưỡng.

cân bằng dinh dưỡng

1. Carbohydrate : cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần để hoạt động

Hầu hết các thứ như gạo, bánh mì, mì …đều có thể được sử dụng trong thực đơn của bé. Khi chế biến mẹ cần cắt theo kích thước phù hợp cho bé dễ ăn.

Một số món thuộc nhóm dinh dưỡng này phải kể đến như:

  • Cơm
  • Bánh mỳ
  • Mì Udon
  • Mì Spaghetti
  • Mì ống
  • Bột gạo
  • Cháo bột yến mạch

2. Vitamin và Khoáng chất : giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, phát triển và hoàn thiện chức năng miễn dịch

Vitamin và khoáng chất đều rất cần thiết đối với trẻ. Trong đó, vitamin là những hợp chất hữu cơ đóng vai trò xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Còn khoáng chất là những hợp chất vô cơ rất cần thiết cho sự hấp thụ vitamin.

Các mẹ hãy chọn các loại thực phẩm sau đây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ:

  • Bí ngô
  • Bắp cải
  • Cải xanh
  • Cà chua
  • Rau bina
  • Chuối
  • Nấm, rong biển…

3. Protein

Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và màng tế bào, protein có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Thiếu protein sẽ khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, giảm bài tiết hoạt động thần kinh, và có thể trở nên chậm hiểu.

Do đó trong bữa ăn của bé, mẹ nên bổ sung Protein bằng các loại thực phẩm như:

  • Đậu nành, Đậu hũ
  • Cá trắng, cá hồi, cá thu
  • Thịt, sữa chua, pho mát, Trứng…

Làm thế nào để thiết lập một thực đơn ăn dặm cân bằng dinh dưỡng ?

1. Lương thực

Mẹ hãy chọn 1 món ăn làm thực phẩm chính từ các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như Mira đã nêu ở trên. Ở Việt Nam thì đa phần các mẹ lựa chọn gạo truyền thống. Ngoài ra mẹ cũng có thể chọn bột yến mạch hoặc ngũ cốc để làm phong phú thêm món ăn dặm cho bé.

2. Món ăn chính

Tiếp theo, mẹ hãy chọn một món chế biến từ thực phẩm có chứa chất đạm làm món ăn chính. Thành phần protein bao gồm cá và thịt, các sản phẩm từ sữa như phô mai, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và natto, trứng.

3. Món ăn phụ

Vitamin và khoáng chất được dùng như một món ăn phụ. Mẹ hãy lựa chọn các thực phẩm như rau bina, cà rốt, củ cải,rong biển, đậu luộc và bánh gạo.

4. Canh, Súp

Về cơ bản bạn có thể cân bằng dinh dưỡng với 3 món như ở trên, nhưng đôi khi chúng ta hãy thêm món canh hoặc súp vào bữa ăn cho bé.

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan