đồ ăn vặt

Đồ ăn vặt – nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ

Khi được một tuổi rưỡi là thời điểm sức ăn của trẻ cũng tăng lên vì vậy ngoài bữa ăn chính thì đồ ăn vặt hay còn gọi là ‘bữa thứ tư” là rất quan trọng. Trẻ không thể ăn nhiều cùng một lúc mà hãy bổ sung nguồn năng lượng với đồ ăn vặt, hơn nữa thời gian ăn vặt cũng là thời gian tốt cho quá trình hydrat hóa.

đồ ăn vặt

Trong cách nuôi con kiểu Nhật thì ăn vặt ở mức độ vừa phải có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ ba bữa ăn chính hằng ngày của bé. Tuy nhiên ở Việt Nam nhiều mẹ  vẫn chưa biết hoặc chưa thực sự coi trọng việc cho con ăn vặt. Sau đây Mira xin giới thiệu đến các mẹ các món ăn vặt và cách cho bé ăn giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đồ ăn vặt giúp cân bằng carbohydrate

Bánh gạo và khoai tây là 2 loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrat. Bạn hãy sử dụng kết hợp với rau, hoa quả và các sản phẩm từ sữa cho con mình để bù đắp cho các chất dinh dưỡng bị thiếu.

Đồ ăn vặt cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi

  •  Khoai lang luộc 50g, sữa 100ml
  • 1 bánh mì cuộn, ¼ quả táo, trà lúa mạch.
  • 1 quả chuối, 3 chiếc kẹo bánh phô mai.

Đồ ăn vặt cho trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi

  • 2 chiếc bánh gạo nhỏ 100g, 1 quả cam, trà yến mạch.
  • Pho mát (1 miếng bánh mì+ 1 miếng pho mát thái nhỏ)+ trà yến mạch
  • 1 chiếc bánh mì cuộn 80g và nước trái cây 100ml

Thời gian lý tưởng cho bé ăn vặt

thoi gian an vat

Những bữa ăn vặt quá gần bữa chính có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bé với bữa ăn. Do đó mẹ chỉ nên cho bé ăn vặt từ 1 đến 2 lần trong ngày vào khoảng 10h hoặc 15h và cách bữa chính từ 2 – 3 tiếng.

Cách lựa chọn đồ ăn vặt đóng gói sẵn

Lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp nhất

Bánh bích quy và bánh quy không ngọt là sự lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ của trẻ. Những loại bánh kẹo và sô cô la có chứa nhiều chất béo và dầu còn những loại kẹo không đường sẽ ít có khả năng giảm mức độ đường trong máu. Những đồ ăn có chứa thạch, kẹo cao su, các loại hạt không được sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi vì sẽ dễ bị hóc hoặc gặp nguy hiểm.

Có nên chọn đồ ăn vặt là bánh kẹo hoặc socola ?

Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ bạn chỉ nên cho trẻ ăn bánh hoặc sô cô la mỗi ngày một lần hoặc chỉ vào ngày sinh nhật bởi sự ngọt ngào của đường trong bánh tạo thành thói quen cho trẻ từ đó khiến trẻ thích nghi với cảm giác rất ngọt mà sẽ khó thích nghi với những loại có vị ngọt nhẹ. Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ sử dụng các loại bánh ngọt hoặc sô cô la từ 3 tuổi trở lên để tăng vị giác.

Những món ăn nhẹ giúp cung cấp năng lượng cho bé hoạt động hàng ngày

Đối với trẻ nhỏ cần cung cấp đủ năng lượng để bé vui chơi và học tập. Có thể cho bé ăn 2-4 tiếng 1 lần nhưng không nên cho bé ăn cả ngày sẽ khiến răng thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn và lượng đồ ăn sẽ bị quá tải khi vào cơ thể. Những món ăn nhẹ thường giúp trẻ giảm đói duy trì năng lượng đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Với trẻ em chúng sẽ ăn khoảng 50% nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn nhẹ trước khi ăn tối.

Bạn nên tuân thủ theo nguyên tắc chọn những món ăn nhẹ chứa nhiều dinh dưỡng chứ không nên lựa chọn những loại đồ ăn chứa nhiều chất béo , nhiều đường. Nên uống sữa sau khi dùng bữa ăn nhẹ chứ không nên tạo thói quen uống cùng lúc ăn hoặc trước khi ăn. Một số loại đồ ăn lý tưởng cho thực đơn ăn vặt của con bạn: nho khô, trái cây tươi, bánh bích qui từ các loại gạo, lúa mạch, bánh mì,…những loại thức ăn này vừa có thể dự trữ lâu vừa có thể dùng với trái cây tươi hoặc kết hợp với các đồ ăn khác.

Hãy đảm bảo luôn bổ sung bữa ăn nhẹ trong ngày cho trẻ để cung cấp đủ năng lượng giúp trẻ luôn khỏe khoắn và hào hứng với những hoạt động diễn ra hàng ngày.

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết liên quan