gia vị ăn dặm

Khi nào có thể nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé?

Khi nào có thể nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé? Mẹ nên sử dụng các loại gia vị bơ · đường · nước tương · muối ở thời điểm nào thì thích hợp?

Đó là những câu hỏi mà nhiều mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu truyền thống đều thắc mắc.

Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thực hư vấn đề này như thế nào nhé!

Gia vị có cần thiết cho thức ăn dặm của bé?

Thức ăn dặm cho bé, về cơ bản không có gia vị là cần thiết. Trong thời kỳ ăn dặm, điều quan trọng là phải cho bé làm quen với hương vị của các thành phần thực phẩm khác nhau, vì vậy chúng ta không nên sử dụng gia vị.

Vị giác của bé nhạy gấp 1,3 lần so với vị giác của người lớn. Do đó, việc cảm nhận hương vị thức ăn của bé là rất nhạy cảm và tinh vi, thậm chí chỉ một hương vị nhẹ thì bé cũng có thể cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn đó.

Tuy nhiên, nếu con bạn không chịu ăn thức ăn dặm, bạn có thể cho một ít gia vị vào món ăn để kích thích khẩu vị của bé ăn ngon hơn.

Ngoài ra nếu con bạn vẫn đang ăn thức ăn dặm bình thường thì không cần phải sử dụng gia vị. Điều quan trọng là nuôi dưỡng vị giác của bé.

Khi nào mẹ nên cho gia vị vào thức ăn? Khi nào có thể sử dụng bơ · đường · nước tương · muối?

nêm nếm gia vị

Mẹ nên tránh làm dụng vào các gia vị trong giai đoạn đầu ăn dặm (khoảng 5-6 tháng tuổi), chỉ nên bắt đầu sử dụng ít gia vị khi bé được khoảng 7 đến 8 tháng tuổi.

Tuy nhiên khi sử dụng, mẹ cần chú ý đến số lượng. Sau đây là một số gia vị mẹ có thể sử dụng với lượng thích hợp:

1. Dầu ô liu – Bơ

Chất béo như dầu ô liu hay bơ được cho là an toàn nếu mẹ sử dụng từ 1/4 muỗng cà phê (1 g) khi bé được khoảng 7 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên thông thường trong bơ có chứa rất nhiều muối, do đó mẹ hãy cẩn thận lựa chọn loại bơ thích hợp cho bé.

2. Muối

Muối sẽ không tốt cho thận chưa phát triển của bé, vì vậy chúng ta không nên sử dụng nó quá nhiều. Hơn nữa trong thành phần sữa mẹ, sữa công thức bổ sung hay trong các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả đã có sẵn lượng natri (muối) nhất định. Lượng natri này phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn ăn dặm. Do đó, không cần thiết phải cho thêm muối vào đồ ăn của trẻ.

Tuy nhiên nếu mẹ vẫn quyết định sử dụng, thì chỉ nên dùng 0,4 – 0,6g từ thời điểm bé được 9 tháng.

3. Đường

Đường có mặt trong các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây và rau củ đã đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé. Đó là chưa kể nếu cho bé ăn nhiều đường, hệ tiêu hóa của bé chưa thể chuyển hóa chúng và lượng đường còn làm hại đường ruột còn non nớt của trẻ. Ngoài ra đường sẽ gây ức chế, giảm thiểu hoạt động của các tuyến nội tiết và thần kinh trung ương. Do đó mẹ hãy hạn chế sử dụng đường càng ít càng tốt.

Nếu sử dụng, mẹ chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và chỉ sử dụng khi bé được 9 – 12 tháng tuổi.

4. Nước tương

Vì nước tương cũng là một gia vị có hàm lượng muối cao nên mẹ hãy tránh sử dụng nó trong giai đoạn đầu ăn dặm. Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng đậu nành nên cần chú ý khi sử dụng.

Nếu bạn sử dụng nó, 1 – 2 giọt vào thức ăn dặm khi bé được khoảng 9 tháng tuổi, khoảng 1/3 muỗng cà phê khi bé được khoảng 1 tuổi.

Ngoài ra mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng gia vị mặn hoặc là muối hoặc là nước tương, chứ không được dùng cả hai thứ cùng lúc.

5. Nước sốt cà chua

Nước sốt cà chua rất được trẻ em yêu thích, nhưng vì nó có hương vị mạnh nên mẹ hạn chế sử dụng càng ít càng tốt.

Nếu bạn sử dụng nước sốt cà chua, hãy sử dụng nó với một lượng rất nhỏ khi bé được khoảng 7 đến 8 tháng tuổi.

6. Mayonnaise

Mayonnaise chứa trứng, giấm và dầu. Vì trứng rất dễ gây dị ứng, nên mẹ hãy kiểm tra kỹ trước khi dùng mayonnaise, trước hết là phải biết con mình có bị dị ứng trứng không?

Xem thêm: Bé mấy tháng thì ăn được trứng?

Nếu không có sự lo lắng về dị ứng, sau khi trẻ được 9-11 tháng tuổi, thì mẹ có thể thử với một lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, mayonnaise được khuyến khích sử dụng khi bé được 1 tuổi rưỡi trở lên.

7. Miso

Miso được cho là có thể sử dụng một lượng nhỏ (1/6 muỗng cà phê) từ giai đoạn bé được 9 đến 11 tháng tuổi.

Bé không ăn thức ăn dặm. Có nhất thiết phải cho gia vị?

Có nhiều mẹ gặp trường hợp bé không chịu ăn thức ăn dặm và thường nghĩ ngay đến là do thức ăn của bé lạt lão, không có gia vị gì nên bé khó ăn. Mặc dù như đã nêu ở trên, bạn có thể sử dụng một số loại gia vị trong những thời gian nhất định nhưng bạn hãy thử những điều sau đây trước khi sử dụng gia vị:

1. Sử dụng súp hoặc nước dùng Dashi

Ngay cả khi không có gia vị, nếu bạn sử dụng nước súp hoặc nước dùng Dashi , bạn cũng có thể thay đổi hương vị của thức ăn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các loại nước súp bán sẵn trên thị trường vì nó chứa nhiều muối.

Bạn có thể tham khảo cách làm nước dùng Dashi, súp rau kiểu Nhật cho bé ăn dặm

2. Tăng thành phần mới

Tăng sự đa dạng của các thành phần nguyên liệu và dạy cho bé vị mới cũng là một mẹo để giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn dặm. Nếu có sự khác biệt về hương vị của các thành phần, bé chắc chắn sẽ ăn mà không cần phải sử dụng gia vị.

3. Sử dụng nguyên liệu để thay thế gia vị

Mẹ cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu thay thế cho gia vị.

Ví dụ, khi không có đủ vị ngọt, mẹ có thể trộn khoai tây, khoai lang, nước trái cây, hoặc thay thế bằng nấm.

Ngoài ra thay vì sử dụng nước sốt cà chua, mẹ có thể sử dụng cà chua nghiền hoặc nước ép cà chua không có muối.

Tác giả: Hau Le

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan