ăn dặm khoai lang

Khoai lang – món ăn dặm bổ dưỡng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua

Khoai lang là nguyên liệu rất dễ kiếm. Khoai lang có vị ngọt mềm thơm ngon dễ nuốt, nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Vì vậy đây là thực phẩm ăn dặm tuyệt vời cho bé yêu mà mẹ không nên bỏ qua.

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất thích ăn khoai lang. Khoai lang rất giàu chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé nên nó rất tốt đối với trẻ đang bị táo bón.

Mặt khác khoai lang là loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mức độ an toàn của nó cũng cao hơn những thực phẩm khác. Do đó mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho bé ăn dặm khoai lang.

Khi nào nên cho bé ăn dặm khoai lang?

ăn dặm khoai lang

Khoai lang là một thành phần thuận tiện có thể ăn được từ lúc trẻ mới bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật (từ 5 – 6 tháng tuổi). Hương vị tự nhiên thân thiện với trẻ em tương thích với các loại thực phẩm khác nhau, khoai lang cũng rất hữu ích ngay cả khi bạn dùng nó làm gia vị để tăng thêm độ ngọt cho các món ăn dặm khác.

Trong một số ít trường hợp, có những trẻ sẽ không thích mùi vị của khoai lang thì mẹ cũng rất dễ sáng tạo ra nhiều món từ khoai lang như trộn với súp hoặc cháo, hoặc cho nó vào món bánh nướng….

Trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên, hầu hết các  bé sẽ ăn ngon nếu bạn sử dụng kết hợp giữa khoai lang với sữa bột.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin C, và rất khó bị mất ngay cả khi ở nhiệt độ cao. Lượng vitamin C trong khoai lang ngang bằng với Vitamin C trong cam, quýt. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, ngừa cảm lạnh cho trẻ và giúp trẻ có sức chống chọi với virut cao hơn.

Ngoài ra khoai lang rất giàu chất xơ giúp kích thích đường ruột, chất Yarapin thúc đẩy việc thải phân. Do đó khoai lang có tác dụng làm giảm táo bón. Đây loại thực phẩm mẹ nên sử dụng cho trẻ khi có vấn đề về táo bón.

Những điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn khoai lang

1. Độ cứng mềm

Tùy theo từng giai đoạn ăn dặm của trẻ mà mẹ chế biến khoai lang có độ cứng mềm phù hợp. Đặc biệt khoai lang có nhiều chất xơ, ăn rất dễ bị mắc nghẹn nên khi cho trẻ ăn dặm khoai lang ở giai đoạn Gokkun thì mẹ nên làm loãng khoai lang với nước cho bé dễ nuốt.

2. Các triệu chứng dị ứng

Khoai lang là loại thực phẩm ít gây ra dị ứng cho trẻ. Tuy nhiên, ít không có nghĩa là hoàn toàn không có.

Tinh bột và Protein trong khoai lang có thể gây dị ứng miệng, sưng đỏ trong và xung quanh miệng hoặc có thể gây nổi mề đay toàn thân.

Do đó khi mới cho trẻ ăn khoai lang, mẹ nên cho trẻ ăn với một lượng nhỏ và theo dõi các triệu chứng dị ứng có xuất hiện hay không.

Cách chọn khoai lang ngọt và ngon

cách chọn khoai lang

Khi chọn mua khoai lang, mẹ nên chọn những củ có bề mặt bóng, mịn, màu sắc đồng nhất.

Những củ khoai lang có mọc mầm có hàm lượng đường cao và rất ngọt. Do đó mẹ cũng nên chọn những củ khoai lang như vậy.

Không nên mua củ quá to dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Mẹ cũng có thể dùng tay để cảm nhận trọng lượng của khoai lang. Nên chọn những củ mà bạn cảm thấy nặng hơn. Vì những củ nhẹ hơn rất dễ bị xơ.

Ngoài ra, mẹ nên tránh mua những củ bị trầy xước hoặc đổi màu bất thường.

Cách chuẩn bị khoai lang trước khi chế biến món ăn dặm cho bé

luộc khoai lang

Khoai lang mua về, mẹ nên ngâm nước trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch và cho vào nồi luộc. Mẹ có thể để nguyên củ hoặc cắt ra thành từng khúc để luộc.

Trữ đông khoai lang

khay trữ đông thức ăn

Cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ hoàn toàn có thể chế biến sẵn khoai lang và cấp đông trong ngăn đá cho bé ăn dần.

Mẹ có thể nghiền sẵn khoai lang, cho vào các khay đựng và bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh.

Tuy nhiên, mẹ chỉ đông lạnh một lượng khoai lang mà có thể được sử dụng cho bé trong khoảng một tuần thôi nhé.

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan