thực đơn ăn uống khi mang thai

Thực đơn ăn uống được đề xuất cho bà bầu

Trong khi mang thai, những gì bạn ăn không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến con của bạn. Vì vậy bạn nên bắt đầu chú ý đến những gì bạn ăn.

Trong khi mang thai chúng tôi khuyên bạn nên tự nấu ăn càng nhiều càng tốt và xem đó như một thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên để lên được thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn cần biết rõ cơ thể bạn cần bổ sung những loại chất dinh dưỡng nào. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến loại thực đơn nào bạn nên ăn trong quá trình mang thai và cần phải chú ý những gì trong việc ăn uống ở thời kỳ này.

Chất dinh dưỡng nào cần thiết trong thai kỳ?

thực đơn ăn uống khi mang thai

Trong thời gian mang thai, bạn hãy cố gắng đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn dựa trên các loại thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần bổ sung trong khi mang thai.

1. Chất sắt

Lượng máu sẽ tăng lên trong thời kỳ mang thai, do đó chất sắt là cần thiết để sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra từ giữa thai kỳ, tình trạng “thiếu máu do thiếu sắt” rất dễ xảy ra, vì vậy bạn hãy ăn nhiều các thành phần thực phẩm có chứa sắt.

2. Axít folic

Bổ sung đầy đủ axit folic trong khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn ống thần kinh của thai nhi.

Ngoài ra axit folic giúp tạo ra hồng cầu, vitamin B12 và  axit nucleic – chất cần thiết cho sự hình thành tế bào.

Xem thêm: Tại sao bà bầu phải bổ sung axit folic

3. Canxi

Canxi có vai trò trong việc hình thành xương và răng của thai nhi.

Lượng canxi bổ sung hàng ngày được đề nghị trong khi mang thai là 650 mg. Điều này không khác so với số lượng được khuyến cáo tại thời điểm không mang thai, nhưng vì nó là một chất dinh dưỡng rất dễ bị thiếu hụt, do đó bạn hãy bổ sung nó một cách có ý thức trong khi mang thai.

4. Protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào, chúng còn tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.Do đó hãy tích cực bổ sung protein để duy trì sức mạnh thể chất trong quá trình mang thai.

Ngay cả khi bạn đi ăn ở ngoài, hãy nhớ chọn thực đơn bổ sung dưỡng chất càng nhiều càng tốt.

Thực đơn ăn uống được đề xuất cho bà bầu?

Khi chọn thực đơn ăn uống trong thai kỳ bạn nên lưu ý chọn những món phù hợp với các tiêu chí sau:

1. “Ăn chín uống sôi”

Trong thời gian mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị giảm sút, điều đó làm cho bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn, vì vậy, về cơ bản hãy chọn thực đơn gồm các món đã được nấu chín hoàn toàn.

2. Thực đơn không quá nhiều muối

Bởi vì thực đơn ăn uống tùy theo sở thích của mỗi người, nhưng bạn cần chú ý không nên ăn quá nhiều muối. Nếu ăn nhiều muối liên tục trong khi mang thai, sẽ làm cho huyết áp tăng lên và gây nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp.

Khi nhau thai không hoạt động tốt do triệu chứng tăng huyết áp, dinh dưỡng và oxy cung cấp cho thai nhi sẽ giảm. Kết quả là, có nguy cơ sinh non, tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất, thậm chí gây tử vong cho mẹ và con.

3. Thực đơn ít dầu mỡ

Đối với các món chiên, xào vì hàm lượng chất béo và lượng calo cao,  ăn quá nhiều sẽ rất dễ tăng cân. Nếu bạn tăng cân nhanh chóng trong thời gian mang thai, nó có thể gây hội chứng tăng huyết áp mang thai.

Xem thêm: Một số phương pháp giúp mẹ bầu hạn chế tăng cân

4. Không kích thích quá mạnh

Không ăn các thức ăn có nhiều gia vị trong khi mang thai. Khi ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều gia vi có tính kích thích chẳng hạn như ớt có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và viêm dạ dày.

Ngoài ra các món ăn như cà ri hay kim chi cũng chứa rất nhiều muối, vì vậy ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng huyết áp khi mang thai như mô tả ở trên.

Bạn cũng nên lưu ý đến caffein trong thời kỳ mang thai

Ballon D’essai

Bên cạnh thức ăn, thì đồ uống cũng là vấn đề mà bạn chú ý. Các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê và trà sau nên hạn chế uống trong khi mang thai. Bởi chất caffeine ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Bạn có thể tham khảo chi tiết về vấn đề này ở đây: Bà bầu có được uống cafe không? hay Phụ nữ mang thai có nên uống trà?

Trong thời gian bị ốm nghén, bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống. Tuy nhiên khi tình trạng ốm nghén được cải thiện thì cảm giác thèm ăn sẽ tăng lên. Đây là lúc bạn phải chú ý đến vấn đề ăn uống đúng cách như đã nêu ở trên.

Ngoài ra nếu bạn đi ăn ở nhà hàng, hãy tránh tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá bởi vì những chất độc từ khói thuốc lá, đặc biệt nicotine và carbon monoxide, có thể theo đường máu của mẹ truyền đến thai nhi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tác giả: Hau Le

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan