Chuyến du hành của Chiếc bánh Baumkuchen

Một loại bánh mà người Đức gọi là “the king of the cake”, người Nhật gọi nó là “the ultimate wedding cake” – “bánh cưới tuyệt hảo”. Bánh Baumkuchen không thực sự giống một chiếc bánh bình thường, hình dạng kỳ lạ cộng với công đoạn nướng bánh cũng không hề đơn giản. Điểm mấu chốt để người ta sẵn sàng bỏ qua “sự kỳ quặc” của nó chính là hương vị cuốn hút tuyệt hảo, lịch sử xuyên quốc gia và ý nghĩa tượng trưng của nó.

Chuyến du hành của Chiếc bánh Baumkuchen

Nhìn một chiếc bánh baumkuchen người ta sẽ liên tưởng đến một miếng thân cây gỗ bị mục rỗng bên trong hay mặt cắt của trái đất bị rỗng ruột, tùy vào ý tưởng của người thợ làm bánh. Điểm mấu chốt là nó phải là các lớp bơ sữa mỏng tang xếp chồng lên nhau, nướng chín một cách độc lập, cắn vào miếng bánh nhẹ, bông và hơi dai.

2. Chất lượng đỉnh cao của Baumkuchen được quyết định ở khâu NƯỚNG BÁNH. Để nướng chín riêng lẻ từng lớp bánh mỏng, nghệ nhân sẽ nhúng một trục quay đặc biệt vào khay bột bánh đã được đánh sẵn (nguyên liệu chính của Baumkuchen là trứng, bột, đường, vanilla, bơ và tất nhiên theo một tỷ lệ bí mật, hihi).

Trục này được làm nóng liên tục trong một lò nướng chuyên dụng cho đến khi Lớp thứ nhất được nướng chín. Quá trình này được lặp lại 12 đến 20 lần nữa cho đến chiếc bánh dày lên thành lõi hình trụ. Để bánh nguội và cắt bánh thành từng “chiếc nhẫn” khổng lồ, rồi tháo các khoanh bánh ra khỏi trục. Cách nướng bánh như vậy cho phép Baumkuchen chín đều, thơm ngon từng lớp; thêm vào đó người thưởng thức có thể nhìn thấy hình dạng thân cây cắt ngang đặc trưng của nó khi thưởng thức từng lát bánh.

Chuyến du hành của Chiếc bánh Baumkuchen

3. Mặc dù người Đức tuyên bố là baumkuchen có hồ sơ lưu trữ về công thức và tên gọi “bánh thân cây” – Baum (cây) và Kuchen (bánh) từ thế kỷ 15. Nhiều người cho rằng loại bánh này có từ thời La Mã cổ đại. Dù sao thì nguồn gốc của nó được thống nhất là từ Châu Âu.

4. Vậy bánh này được mang đến Nhật Bản như thế nào?

Dù có quốc tịch gốc ở đâu, Baumkuchen tồn tại ở Châu Âu cho đến thế kỷ 20 trước khi được mang đến Nhật Bản nhờ vào một… tù binh chiến tranh người Đức. Trong Thế chiến I, quân đội Nhật Bản đã bắt Karl Juchheim khỏi nhà của người thợ làm bánh này ở Tsingtao, Trung Quốc – nơi được kiểm soát của Đức vào thời điểm đó – lúc này ông đang là chủ một tiệm bánh ngọt.

Trong thời gian bị bắt giam, Juchheim baumkuchen đã nướng bánh trong một cuộc triển lãm trong chiến tranh vào năm 1919. Khi ông được giải phóng một năm sau, ông mở cửa hàng đầu tiên ở Yokohama Nhật Bản – sự khởi đầu của tiệm bánh nhanh chóng trở thành CƠN SỐT QUỐC GIA.

5. “Một trong những lý do Baumkuchen nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Nhật đó là vào thời hậu chiến, ngoài thực phẩm, mọi người bắt đầu thích thưởng thức các món bánh ngọt hảo hạng, đặc biệt là các loại bông lan xốp ẩm” và “Các lớp bánh tượng trưng cho sự tích lũy của hạnh phúc” – Sumimoto-San, một nhà tư vấn baumkuchen tại Nhật Bản, cho biết.

Cùng với ý nghĩa về sự HẠNH PHÚC, MAY MẮN được khắc họa, bánh Baumkuchen tiếp tục khẳng định vị trí “Vua của các loại bánh”. Thậm chí đến năm 2010, Baumkuchen có ngày kỷ Niệm chính thức là 04/3 – “Baumkuchen Day”, công nhận bởi Hiệp Hỗi Các ngày lễ kỷ niệm Nhật Bản.

6. Ở Nhật, người ta thường mua Baumkuchen để tặng quà thay cho lời chúc sống lâu và hạnh phúc, nó được dùng trong các lễ cưới. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn với vai trò một món điểm tâm. Bạn có thể mua Baumkuchen tại nhiều cửa hàng, những chiếc bánh này có giá khá bình dân. Ngược lại, bánh Baumkuchen do các hãng bánh kẹo lớn làm rất cầu kỳ và bắt mắt. Sẽ có những hương vị Baumkuchen đặc trưng bên cạnh hương vị truyền thống.


Mời bạn tham khảo thêm một số bài viết khác tại Album: Review / Feedback

Tác giả: Ngọc Ánh

Bài viết cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan