Bạo hành trường học ở Nhật

Vấn nạn Bạo lực học đường ở Nhật !

Vấn nạn bạo lực học đường ở Nhật đã xuất hiện trong Doraemon, đó là theo kiểu Chaien và Xêko hiếp đáp Nobita mỗi ngày. Tuy nhiên thực tế trong trường học Nhật Bản, thì mức độ bạo hành còn “dã man” hơn nhiều,  đến mức nhiều học sinh không dám đến trường hay có em đã tự sát….

Bạo lực học đường ở Nhật có đặc điểm gì ?

Đọc đến đây, chắc bạn sẽ thắc mắc bạo hành, hiếp đáp, hội đồng, đánh tập thể thì đâu phải ở Nhật mới bị, mà nước nào chẳng có, Việt Nam mình cũng đầy ra đó, nên có gì đâu mà đặc biệt nhỉ???

Vâng, giống thì có giống, nhưng có khác ở chỗ là ở chỗ tâm sinh lý của người Nhật không giống người khác. Do vậy ngoài chuyện bị bạn bè hiếp đáp về mặt thể chất, các em học sinh ở Nhật còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý đến mức dai dẳng, triền miên thành  chứng bệnh nội tâm nan y !

Còn hình thức hiếp đáp thì cũng không chỉ đơn giản là bị đánh hội đồng một, hai lần là xong. Nghiêm trọng hơn khi nhiều học sinh bị bạn bè của mình đánh đập, dằn vặt, chưởi bới hằng ngày !

Ví dụ như trong trường hợp gần đây khi em học sinh bị bạn bè Ijime (bạo hành trong tiếng Nhật) đến mức độ phải tự sát. Cảnh sát điều tra và phát hiện ra rằng hằng ngày em đến trường đều bị nhóm bạn đánh đập, phá xe đạp hay tàn nhẫn hơn là lôi lên ban công rồi kêu mày nên chết đi rồi bắt nhảy xuống…Và kết quả là … !

Ai sẽ dễ trở thành nạn nhân bạo lực học đường ở Nhật ?

Vậy ai sẽ là những đối tượng dễ bị bạn bè Ijime??? Tất nhiên trường hợp dễ nghĩ ra nhất đó là những người Yếu đuối. Và trường hợp nữa đó là những người Khác với tập thể!!!

Khác ??? Không biết khi đọc đến đây thì các bạn có đặt trong đầu 1 dấu chấm hỏi to đùng như mình không! Khác là Khác làm sao ! !!!!

Nước Nhật vốn được biết đến như 1 quốc gia có lối suy nghĩ “Island Mentality“, có nghĩa là lối suy nghĩ mang tính chất quần đảo, đồng nhất và rất giống nhau.

Có câu chuyện kể vui như thế này người Nhật suy nghĩ và hành động giống nhau đến mức khi kêu họ vẽ hình con búp bê thì cách họ vẽ cũng giống nhau!

Do vậy, trong đất nước mà ai cũng giống nhau như thế thì những ai lỡ có cái gì khác với tập thể thì cũng sẽ bị xem như cái tội, bị cô lập và xa lánh. Và những ai vừa Yếu và Khác thì không chỉ đơn giản bị xa lánh mà còn bị hiếp đáp và bạo hành !

Mức độ của chữ Khác tăng theo cấp bậc, ví dụ như khuôn mặt hơi Xấu hơn mức bình thường cũng bị xem là Khác, tính cách hơi bị trầm lặng, ít nói và giao du với bạn bè cũng bị xem là Khác …

Hay có những em học sinh do gia đình bị chuyển công tác sang Mỹ, do vậy có thể phát âm tiếng Anh rất chuẩn. Rồi khi gia đình quay về Nhật thì đến trường học ở Nhật, trong tiết học ngoại ngữ, cách phát âm của em chuẩn giống Mỹ nên khác với các bạn Nhật còn lại … Vậy là em bị “bọn đầu gấu” trong trường liệt vào danh sách Khác và thấy ghét và bị Ijime !

Vậy người lớn ở đâu, xã hội ở đâu, sao không bảo vệ những trẻ em bị bạo hành ??? 

Trích dẫn lời của bài báo mà Mira mới đọc về vấn nạn bạo hành trong trường học thì tác giả đã kết luận thế này. Những vấn đề bạo lực học đường ở Nhật, không chỉ đơn giản là xích mích và xung đột của trẻ em. Mà phần trách nhiệm ở Người Lớn, bao gồm những bậc phụ huynh và cả Nhà trường khi không biết cách giáo dục và bảo vệ con em của mình !

Ví dụ như trong trường hợp  khi em học sinh bị bạo hành đến mức phải tự sát. Mặc dầu thầy cô biết chuyện em bị ăn hiếp hàng ngày nhưng vẫn che giấu, vì sợ mất danh tiếng và rắc rối cho trường.

Đến mức độ cha mẹ của em phát hiện những điểm bất thường ở con của mình nên đến trường để hỏi thăm. Nhưng  giáo viên vẫn nói dối rằng không ai hiếp đáp cả, mà chỉ là trẻ con giỡn với nhau thôi !!!!

Rồi đến lượt cha mẹ của những đứa trẻ bạo hành bạn của mình. Họ không tin con mình gây tội nghiêm trọng mà ngược lại một mực bênh vực con.

Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ ngày nay ở Nhật đã quá chiều chuộng con đến mức phát hiện con mình hiếp đáp bạn bè thì vẫn không la mắng mà con tìm cách che giấu cho con.

Bà mẹ của đứa bé là kẻ bạo hành bạn mình đến mức tự tử đã in nhiều tờ bướm ghi là Con tôi vô tội rồi đứng trước cổng trường hô hào và phát cho mọi người để bảo vệ con mình… Ngạc nhiên  hơn khi biết được bà mẹ ấy chính là PTA Kaichou (Chairmain of Parents – Teacher Association), chủ tịch của Hội phụ huynh của trường.

—————————-

Mời bạn tham khảo một số bài viết khác tại: Xã hội và con người Nhật Bản

 

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan