việc người nhật làm vào năm mới

14 việc người Nhật làm vào năm mới để có một năm hạnh phúc (Phần 1)

Năm mới, hay “Oshogatsu”, chắc chắn là kỳ nghỉ lớn nhất ở Nhật Bản. Bắt đầu từ ngày 29 tháng 12 đến ngày 3 tháng 1, hầu hết người Nhật đều nghỉ việc, nghỉ học và dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Vậy việc người Nhật làm vào năm mới bao gồm những gì để giúp họ hạnh phúc suốt một năm. Mời các bạn cùng xem bài viết sau nhé!

Mỗi quốc gia trên thế giới, người dân đều có cách riêng để đón chào năm mới. Và theo phong tục tập quán, 14 việc người Nhật làm vào năm mới được kể ra dưới đây được tin là sẽ giúp họ có một năm vui vẻ và hạnh phúc:

1. Tạo ra không khí lễ hội với việc trang trí năm mới (26 – 28 – 30/12)

Từ ngày 25 tháng 12, Nhật Bản được thắp sáng lên bởi đèn và các đồ trang trí Giáng sinh khác. Tuy nhiên, ngay khi bước vào ngày 26 tháng 12, việc người Nhật làm trong năm mới là gỡ đồ trang trí Giáng sinh xuống và thay thế bằng đồ trang trí năm mới. Trong số các đồ trang trí cho năm mới (như trên hình) bạn có thể nhận thấy là “kagamimochi”, hai bánh gạo mochi xếp chồng lên nhau với trái cam được để trên đầu, “kadomatsu”, bao gồm một cặp ống tre, cây thông và đồ trang trí “shimenawa” (dây thừng) thường được đặt ở lối ra vào để tránh các linh hồn ma quỷ.

việc người nhật làm vào năm mới

2. Làm bánh nướng mochi theo kiểu cổ (26 – 28 – 30/12)

Mochi là loại bánh gạo làm từ gạo nếp, là một trong những  món ăn năm mới và dùng để trang trí. Bánh mochi trong ngày tết có ý nghĩa mang đến sự may mắn và trường thọ. Bởi vì làm mochi là một quá trình sử dụng nhiều lao động, ngày nay phần lớn nó được làm bằng máy, nhưng đối với năm mới, người Nhật sẽ làm bánh Mochi theo kiểu cổ điển. Về cơ bản, gạo mochi đã được ngâm qua đêm và hấp chín. Sau đó đó dùng chày gỗ thay phiên nhau đập dập, giã nhuyễn ngay khi gạo còn tỏa ra những làn khói mỏng mảnh, nóng hổi để thu được một khối bột trắng ngần, dẻo mịn. Cuối cùng, tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà khối bột này sẽ được nấu, bọc nhân hay nướng lên để cho ra các loại mochi khác nhau.

3. Ăn “toshikoshi” soba vào đêm giao thừa

Ăn mì soba toshikoshi (năm đã qua) vào đêm giao thừa là một việc người Nhật làm vào năm mới. Do sợi mì dài này là biểu tượng cho sự trường thọ. Người ăn không cắt nhỏ mì ra mà húp nguyên sợi. Ngoài mang ý nghĩa biểu tượng là sự trường thọ thì món ăn này còn mang cả ý nghĩa thực tế đó là: mọi người đã mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho năm mới, thì một món ăn đơn giản như mì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng.

việc người nhật làm vào năm mới

4. Tiếng chuông năm mới tại các ngôi chùa

Phần lớn các nghi lễ bắt đầu năm mới ở Nhật Bản liên quan đến lễ nghi làm sạch. Lễ nghi này, được biết đến bằng tiếng Nhật là “joya no kane”, xảy ra tại các đền thờ Phật giáo trên khắp Nhật Bản vào ngày cuối cùng của năm. Chuông chùa sẽ được gióng lên 108 lần, tượng trưng cho 108 thói hưa tật xấu của thế gian như đã dạy trong Phật giáo, và vì thế hành động đó là một cách tự tiêu trừ những tội lỗi này để chuẩn bị cho năm mới tươi mới. Một số đền thờ cho phép du khách đổ chuông chùa sau khi lễ nghi hoàn thành. Làm như vậy được cho là mang lại may mắn.

5. Ngắm mặt trời mọc đầu tiên của năm mới (Ngày 1/1)

Ở một đất nước nổi tiếng được gọi là “đất nước mặt trời mọc”, không có gì lạ khi nhiều người Nhật tin rằng mặt trời mọc đầu tiên của năm mới hay “hatsuhinode” có giá trị siêu nhiên. Thực hiện một lời cầu nguyện trước mặt trời đầu tiên trong năm mới là một việc người Nhật làm vào năm mới để cầu chúc may mắn. Nhiều người sẽ đi đến những ngọn núi hoặc bãi biển, chờ mặt trời mọc và cầu nguyện.

việc người nhật làm vào năm mới

6. Tổ chức các buổi tiệc trong năm mới (Từ 1/1 đến 3/1)

Thưởng thức ẩm thực là một trong những việc người Nhật làm vào năm mới. Có hai loại thức ăn chính  trong các lễ hội năm mới ở Nhật là: “osechi” và “ozoni”. Tất nhiên, cả hai đều rất ngon.

Osechi bắt đầu từ thời Heian (795-1185). Người Nhật tin rằng sẽ là điều không may nếu nấu ăn hoặc sử dụng bếp trong 3 ngày đầu tiên của năm mới. Vì vậy, tất cả thức ăn được ăn trong 3 ngày này phải được chuẩn bị trước khi bắt đầu năm mới. Vì lý do này mà các món ăn giữ được trong suốt vài ngày là rất cần thiết cho osechi: các món ăn được nấu chín, các món ăn có thành phần khô, và thực phẩm ngâm là cốt lõi của bữa tiệc Năm Mới. Thêm vào đó, mỗi món ăn có ý nghĩa biểu tượng liên quan đến tuổi thọ, sức khoẻ, khả năng sinh sản, niềm vui và nhiều thứ khác.

Ozoni thực sự bắt đầu với samurai như một món súp bổ dưỡng có thể được chuẩn bị trên chiến trường, và nó được sử dụng như món ăn chính trong năm mới bắt đầu vào thế kỷ 16 vào cuối thời Muromachi. Thành phần chủ yếu của Ozoni chính là bánh gạo mochi, và  đậu hủ, khoai, thịt gà, rau xanh, và các loại rau củ màu sắc khác tùy theo sở thích của mỗi gia đình.

việc người nhật làm vào năm mới

7. Chén rượu Sake thảo dược chúc mừng năm mới (Ngày 1/1)

Đây là việc người Nhật làm vào năm mới mà chủ yếu ở vùng phía tây của Nhật Bản, rượu sake được uống vào buổi sáng của năm mới bởi tất cả các thành viên trong gia đình. Người Nhật tin rằng uống rượu Sake chứa nhiều loại thảo mộc vào ngày đầu năm mới sẽ rửa sạch những điều không may mắn còn lại từ năm trước và hứa hẹn cho tuổi thọ và sức khỏe tốt trong năm mới. Trong nghi lễ này, những người tham gia chỉ cần nhâm nhi một vài ly nhỏ là đủ.

việc người nhật làm vào năm mới

Mời bạn xem tiếp phần 2 tại đây.

Tác giả: Mira Chan

Sản phẩm trong bài viết

Bài viết cùng tác giả

Ngày Tết ở Nhật có những phong tục tập quán gì đặc biệt !

Bài viết liên quan