Trẻ ngủ chung với ba mẹ

Trẻ em Nhật Bản ngủ riêng hay ngủ chung với ba mẹ ?

Mira nhớ có lần xem trên tivi một khảo sát ở Nhật Bản trẻ ngủ chung với ba mẹ hay ngủ riêng. Lúc đó hầu hết câu trả lời của bậc phụ huynh Nhật Bản là trẻ ngủ chung với ba mẹ hay với ngủ với ba hoặc mẹ. Khác với văn hóa phương Tây, từ xa xưa đến nay, gia đình Nhật Bản có truyền thống thường cho em bé ngủ chung với ba mẹ. Lý do vì sao thì nhiều người giải thích là ngủ chung như vậy sẽ giúp bé có cảm giác an tâm hơn và sẽ cảm nhận được tình thương của cha mẹ hơn. Đặc biệt khi bé còn bú sữa thì ngủ chung với mẹ sẽ thuận tiện trong việc cho bé bú đêm.

Ở các nước phương Tây, em bé từ khi sinh ra đã được tập cho ngủ riêng sẽ giúp bé có được tính cách tự lập, ngoài ra giúp mối quan hệ vợ chồng thêm thân mật bền vững hơn khi ngủ mà không có “người thứ ba” chen vào hihi. Khi nghe những điều này thì nhiều người Nhật trong khảo sát trên tivi chỉ Ồ lên vậy à, nhưng quan điểm nuôi con kiểu Nhật vẫn là nên cho bé ngủ chung sẽ tốt hơn trong việc gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Thật ra việc cho em bé ngủ chung hay ngủ riêng với ba mẹ không chỉ đơn thuần là sự khác nhau về quan điểm, văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Nhưng theo kết quả của những một số nghiên cứu khoa học thì cách ngủ của bé với ba mẹ đều có những đặc điểm khác nhau thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên gia đình. Không những vậy cách ngủ với con còn mang tính quyết định đến việc hình thành tính cách và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé.Theo khảo sát của công ty xây nhà Sekisui House ở Nhật, họ đã cho ra 1 số kết quả như sau

*** Các bạn cùng tham khảo một số cách cho bé ngủ như sau nhé :

1. Trẻ ngủ chung với Ba Mẹ. Mẹ nằm giữa Ba và Bé

Trẻ ngủ chung với ba mẹ

Nguồn Ảnh InternetVới cách ngủ chung trẻ ngủ chung với ba mẹ này thì bé vẫn sẽ cảm nhận được sự gần gũi và tình cảm thân thiết với cả ba mẹ. Ngoài ra, Ba nằm chung giường nhưng có khoảng cách với bé chứ không nằm gần trực tiếp nên vẫn giúp bé cảm nhận được sự uy nghiêm của ba, chứ không theo kiểu được cả ba và mẹ nuông chiều. Do vậy, bé trưởng thành vẫn sẽ có được tính tự lập, khả năng hòa nhập xã hội và tập thể nhưng vẫn cảm nhận được đầy đủ tình cảm yêu thương của ba mẹ dành cho mình.

2. Trẻ ngủ chung với Ba Mẹ. Bé nằm giữa Mẹ và Ba

Trẻ ngủ chung với ba mẹ

Nguồn Ảnh Internet

Đây là cách cho bé ngủ chung với ba mẹ rất phổ biến ở Nhật đến nỗi có cách gọi riêng luôn. Đó là cách ngủ theo chữ dòng sông trong tiếng Nhật viết bằng Kanji 川 – 川の字. Theo nghĩa tượng hình thì bé nằm giữa ba và mẹ như cách ba thanh dọc trong chữ 川. Mặc dầu đây là cách được nhiều phụ huynh xứ anh đào chọn để ngủ với bé con nhà mình, nhưng theo nghiên cứu thì đây lại là cách ngủ không được tốt cho sự phát triển của bé. Vì bé sẽ cảm nhận được sự nuông chiều của cả ba và mẹ, do vậy tính cách sẽ trở nên phụ thuộc và nhõng nhẽo nhiều hơn. Ngoài ra, bé cũng sẽ cảm nhận sự ngọt ngào của ba thay vì sự nghiêm khắc cần thiết để cho bé vào khuôn khổ nề nếp sau này.

3. Bé ngủ với Mẹ. Ba ngủ riêng giường

Trẻ ngủ chung với ba mẹ

Nguồn Ảnh Internet

Với cách ngủ này thì bé sẽ có khoảng cách xa cách với ba, ngược lại sẽ có sự gần gũi thân mật với mẹ. Do vậy bé sẽ không cảm nhận được tình thương yêu gần gũi của ba nhưng sẽ cảm thấy gắn bó vô cùng với mẹ. Với cách ngủ này thì bé sẽ có xu hướng bám mẹ nhiều hơn, nhõng nhẽo nhiều hơn, và trong nhiều trường hợp thì lớn lên vẫn cứ thích được mẹ nuông chiều che chở nên sẽ lớn mà vẫn còn con nít lắm đó

4. Bé ngủ phòng riêng hoàn toàn với ba và mẹ. 

Trẻ ngủ chung với ba mẹ

Nguồn Ảnh Internet

Đây là cách cho bé ngủ phổ biến ở các nước phương Tây. Ngủ riêng từ nhỏ giúp bé sớm tập được tính tự lập, khả năng hòa nhập xã hội và tự thân giải quyết vấn đề cũng phát triển tốt. Tuy nhiên, bé sẽ không cảm nhận được nhiều sự gắn bó và tình cảm thương yêu của cha mẹ. Do vậy, người phương Tây khi lớn lên họ cũng có xu hướng sống độc lập, tự lập chứ không gần gũi gắn bó với cha mẹ, gia đình , họ hàng như ở các quốc gia phương Đông hen các bạn !

Nguồn tham khảo sumai-smile.net

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan