Đông lạnh thức ăn dặm là lựa chọn của nhiều mẹ khi không có nhiều thời gian. Làm thế nào để đảm bảo chất lượng và mùi vị của thực phẩm khi rã đông là một vấn đề mà rất nhiều mẹ quan tâm.

Dù chọn áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống (ADTT) thì mẹ đều rất muốn tự tay nấu cho con những bữa ăn chất lượng nhưng điều đó rất khó để thực hiện mỗi ngày vì mẹ không có nhiều thời gian. Đặc biệt do đặc trưng của ăn dặm kiểu Nhật là cho bé ăn rau, cá, thịt chứ không phải ăn bột như ADTT, vì vậy mẹ sẽ mất nhiều thời gian chế biến hơn. Ở Nhật, mỗi lần chế biến thức ăn dặm cho bé, mẹ thường làm đủ khẩu phần cho bé trong cả tuần và chọn cách bảo quản đông lạnh.

Một số món ăn dặm phổ biến như cháo, udon và hamburger cũng có thể được đông lạnh và bảo quản.

Trong bài viết này, Mira sẽ tóm tắt phương pháp bảo quản đông lạnh thức ăn dặm, thời gian bảo quản, mẹo và mốt số chú ý khi đông lạnh thức ăn.

Thực phẩm đông lạnh có thích hợp cho bé?

đông lạnh thức ăn dặm

Nếu mẹ có thể tự tay chế biến bữa ăn mỗi ngày cho trẻ thì đó là điều rất tuyệt vời.

Việc đông lạnh thức ăn dặm chỉ là giải pháp cho các mẹ có quỹ thời gian eo hẹp. Về cơ bản, thức ăn đông lạnh cũng được chế biến và nấu chín. Ngoài ra việc bảo quản và rã đông đúng cách, thức ăn dặm vẫn giữ nguyên mùi vị và giá trị dinh dưỡng

Ưu điểm của việc đông lạnh thức ăn dặm

đông lạnh thức ăn dặm

Lợi ích quan trọng nhất của việc đông lạnh thức ăn là tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho mẹ nhưng vẫn đảm bảo bữa ăn dặm chất lượng dành cho bé.

Thực phẩm bảo quản đông lạnh có thể được chế biến trong thời gian ngắn vì có thể làm nóng bằng lò vi sóng, chảo hoặc nồi.

Ngoài ra khi bạn chế biến tất cả thức ăn dặm cùng một lúc thì bạn cũng tiết kiệm được chi phí.

Cách đông lạnh thức ăn dặm

cách đông lạnh thức ăn dặm

1. Để nguội thức ăn

Sau khi chế biến và nấu chín thức ăn, mẹ hãy để nguội thức ăn trước khi bảo quản đông lạnh.

2. Phân loại và chia nhỏ thức ăn

Sau khi thức ăn nguội hẳn, mẹ múc thức ăn cho vào mỗi ô của khay đựng. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải đủ bữa cho bé ăn để tránh lãng phí.

Mẹ cũng cần phân loại và bảo quản riêng biệt mỗi loại thức ăn. Sau khi cho thức ăn vào khay thì sử dụng túi nilon chuyên dụng để bao thức ăn.

Lựa chọn dụng cụ chứa thức ăn phù hợp với từng loại thức ăn. Ví dụ súp hoặc canh thì sử dụng các hộp có nắp đậy. Cháo, rau củ… thì dùng khay đựng (giống như khay đá trong tủ lạnh)

3. Đóng kín

Đóng thật kín túi hoặc khay chứa thức ăn đông lạnh để thức ăn không bị hư hỏng hoặc rơi ra ngoài.

4. Ghi rõ ngày tháng và tên thức ăn

Việc ghi rõ ngày chế biến sẽ giúp bạn quản lý được ngày hết hạn của thức ăn. Ngoài ra do thức ăn được nghiền và đông lạnh nên bạn có thể sẽ không biết đó là thức ăn gì, vì vậy hãy viết tên của thức ăn ở bên ngoài.

Bảo quản thức ăn dặm trong bao lâu?

Thực ăn dặm đông lạnh có thể được bảo quản trong một thời gian dài từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên mẹ nên dùng càng sớm càng tốt. Thời gian bảo quản có sự khác biệt tùy thuộc vào các thành phần, nhưng về cơ bản, thức ăn dặm chỉ nên bảo quản trong vòng từ 1 tuần.

Những lưu ý khi rã đông thức ăn dặm

1. Không rã đông ở nhiệt độ phòng

Mẹ tránh rã đông thức ăn ở nhiệt độ phòng để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Sử dụng lò vi sóng là cách được khuyên dùng vì nó có thể rã đông thức ăn trong một thời gian ngắn.

Hoặc mẹ có thể cho thức ăn đông lạnh vào nồi nước và đun sôi để rã đông.

2. Hâm nóng trước khi cho bé ăn

Vì thực phẩm ăn dặm là thực phẩm chín, do đó sau khi rã đông, mẹ chỉ cần hâm nóng là có thể cho bé ăn ngay. Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn lạnh.

3. Không đông lạnh thức ăn lần 2

Các loại thức ăn sau khi đã rã đông mà bé ăn còn thừa thì không nên tiếp tục bảo quản đông lạnh lần nữa vì như vậy vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn dễ gây ngộ độc cho bé.

Phương pháp bảo quản đông lạnh một số loại thức ăn dặm phổ biến

Cháo, mì Udon, Hamburger là những thức ăn phổ biến khi cho con ăn dặm kiểu Nhật. Ở đây, Mira sẽ giới thiệu phương pháp bảo quản đông lạnh các loại thức ăn này.

1. Đông lạnh và bảo quản cháo ăn dặm

Mẹ nấu cháo theo đúng tỷ lệ (1:10; 1:9…) với lượng đủ dùng cho bé trong 1 tuần, rây lưới nhuyễn đúng độ thô phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm rồi chia vào từng ô của khay đựng thức ăn và cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Sau khi đông thành đá thì lấy ra, cho vào túi bảo quản thực phẩm.

túi đựng cháo ăn dặm

Xem thêm: Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật

2. Đông lạnh mì Udon

Luộc chín Mì udon với kích thước thích hợp với giai đoạn ăn dặm của bé, để nguội và đặt nó trong khay để đồ ăn và cho vào ngăn đá của tủ lạnh.

3. Bảo quản đông lạnh bánh Hamburger

Bánh Hamburger để nguội, cắt thành từng phần nhỏ bỏ trong túi bảo quản và bỏ vào ngăn đông của tủ lạnh.

Mẹ có thể làm bánh Hamburger với nhân là các loại thực phẩm ăn dặm khác nhau trong một lần chế biến và đông lạnh chúng để thay đổi khẩu vị cho bé.

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan