Người già có nên ưu tiên người trẻ trong đại dịch Covid-19 ?

Ứng xử hằng ngày trong cuộc sống xã hội thường quy định những người trẻ tuổi khoẻ mạnh ưu tiên những người già yếu, bệnh tật. Ví dụ ở Nhật Bản, trên các phương tiện công cộng như tàu, xe bus, luôn có những hàng ghế ưu tiên cho người già, khuyết tật, hay phụ nữ mang thai. Tuy nhiên một nghịch lý xảy đến giữa đại dịch Covid-19, đó là đến lúc người già phải nhường ưu tiên sự sống cho những người trẻ tuổi hơn !

Hàng ghế ưu tiên cho người già, tàn tật, phụ nữ có thai trên chuyến tàu điện ở Tokyo – Nguồn Ảnh: Internet

Ở Italy, quốc gia ghi nhận 32.000 người chết và hơn 225.000 ca nhiễm nCoV, đã từng xảy ra kịch bản khiến các bác sĩ phải lựa chọn ưu tiên nên chữa trị cho bệnh nhân có khả năng sống sót cao hơn. Chủ yếu là cố gắng cứu tính mạng của những người trẻ khoẻ mạnh, và để hy sinh những người già yếu, không còn khả năng chống chọi với virus Corona !

Trên thực tế, Nhật Bản hiện đang ghi nhận số lượng người nhiễm bệnh giảm hẳn, Chính phủ Nhật đã tháo bỏ lệnh tự nguyện cách ly ở hầu hết các thành phố, mọi người đã ra đường và trở lại với cuộc sống thường nhật. Tính tới nay 20/05/2020, cả nước Nhật ghi nhận dưới 17.000 trường hợp dương tính nCoV và 744 người chết, vì vậy thế hệ thống y tế chưa thể coi là Bị quá tải !!!!

Tuy nhiên, các chuyên gia lo lắng về làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19, nếu điều này thật sự xảy ra, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề đối với một quốc gia chỉ có 5 giường chăm sóc đặc biệt trên 10.000 người như Nhật Bản. Vì thế nhiều người đã nghĩ đến tình huống xấu nhất thì người cao tuổi ở Nhật có nên chấp nhận nhường ưu tiên y tế cho các bệnh nhân trẻ tuổi hay không ?

“Thẻ chấp thuận “  là ý tưởng của bác sĩ tim mạch Fuminobu Ishikura kêu gọi người cao tuổi chấp nhận dành ưu tiên y tế cho các bệnh nhân trẻ tuổi mắc Covid-19. Theo ông, người già có thể sử dụng “Thẻ” để khẳng định sự đồng ý để bác sĩ ưu tiên điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 trẻ hơn, có cơ hội sống sót cao hơn. 

Những người ủng hộ ý tưởng của bác sĩ Ishikura đưa ra lập luận rằng tất cả các nguồn lực ở dạng nào đều phải có giới hạn. Do vậy chúng ta không thể tránh né đối diện sự thật rằng đến một đỉnh điểm nào đó thì mỗi người chúng ta đều phải tự đưa ra quyết định lựa chọn. Thẻ tự nguyện chấp thuận của bệnh nhân sẽ là hành động giúp giảm bớt gánh nặng đấu tranh tâm lý cho y bác sĩ khi phải rơi vào những hoàn cảnh lựa chọn đau thương !!!

Tuy nhiên, đề xuất về “thẻ chấp thuận” vấp phải sự chỉ trích của nhiều chuyên gia, hội đồng y đức và nhiều người dân Nhật Bản. Hiệp hội các bậc phụ huynh có con bị Down cho rằng ý tưởng của ông Ishikura có thể khiến người khuyết tật chịu thiệt thòi và không được điều trị một cách thích hợp.

Hiệp hội lo ngại một khi bác sĩ có quyền lựa chọn bệnh nhân, họ sẽ dễ dàng bỏ qua những người “yếu thế” trong xã hội, khoét sâu thêm tình trạng phân biệt đối xử với những người tàn tật ! Họ cho rằng thay vì phải chọn ai để ưu tiên điều trị, tại sao chính phủ không cải thiện và mở rộng các cơ sở y tế ?

Nhiều bình luận trên diễn đàn trực tuyến thì cho rằng tất cả mạng sống đều có giá trị như nhau ! Việc điều trị cho bệnh nhân nào trước nên được quyết định một cách khách quan dựa trên hoàn cảnh lúc đó, chứ không phải tính toán chủ quan trước rằng cuộc sống của ai quý giá hơn như một lộ trình kế hoạch định sẵn !!!

Ngoài ra, nếu bạn từng sống ở Nhật và thấu hiểu văn hoá Nhật Bản, bạn sẽ hiểu sức nặng của hai từ Tự nguyện nó như thế nào. Tự nguyện trong văn hoá Nhật Bản, đó là áp lực Bắt buộc đến từ sự Im lặng. Thật vậy, nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng rằng Thẻ chấp thuận nhường vé điều trị Covid-19 cho người trẻ tuổi hơn là hành động tự nguyện, nhưng áp lực từ xã hội sẽ khiến người già ở Nhật cảm thấy bắt buộc mang loại thẻ này bên mình, dù muốn hay không !

Vậy thì trong tình huống này, Thẻ chấp thuận chẳng khác nào là kiểu đưa một chén thuốc độc, để trước mặt rồi kêu Tự nguyện uống đi !!!

LIKE Facebook của Mira Chan’s Kitchen để cập nhật thêm nhiều bài viết của Mira nhé !

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan