trẻ bị sốt

Làm gì khi trẻ sốt cao trên 40 độ ?

Hôm nay Mira sẽ viết tiếp đề tài cách xử lý khi em bé bị sốt cao ở Nhật. Trong bài viết lần trước, Mira đã kể cho các bạn nghe là ở xứ anh đào, khi bé bị sốt cao thì cha mẹ sẽ không vội vàng hạ sốt cho bé đâu.Vì sốt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể chống lại virus xâm nhập vào cơ thể. (Xem thêm chi tiết ở links sau Cách xử lý sốt cao và co giật ở trẻ em Nhật Bản ). Tuy nhiên trong một số trường hợp mà bé cảm thấy khó chịu, hay có cảm giác khó thở, không tỉnh táo hay bị co giật thì chúng ta phải tìm cách xử lý và hạ sốt cho bé. Vì vậy, lần này Mira sẽ giới thiệu nguyên nhân sốt cao của trẻ, cách xử lý và khi nào cần phải đưa trẻ đến bệnh viện.

Nội dung tóm tắt ẩn
1) Hôm nay Mira sẽ viết tiếp đề tài cách xử lý khi em bé bị sốt cao ở Nhật. Trong bài viết lần trước, Mira đã kể cho các bạn nghe là ở xứ anh đào, khi bé bị sốt cao thì cha mẹ sẽ không vội vàng hạ sốt cho bé đâu.Vì sốt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể chống lại virus xâm nhập vào cơ thể. (Xem thêm chi tiết ở links sau Cách xử lý sốt cao và co giật ở trẻ em Nhật Bản ). Tuy nhiên trong một số trường hợp mà bé cảm thấy khó chịu, hay có cảm giác khó thở, không tỉnh táo hay bị co giật thì chúng ta phải tìm cách xử lý và hạ sốt cho bé. Vì vậy, lần này Mira sẽ giới thiệu nguyên nhân sốt cao của trẻ, cách xử lý và khi nào cần phải đưa trẻ đến bệnh viện.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sốt cao? Sốt trên 40 độ?

trẻ bị sốt

Hầu hết các nguyên nhân gây sốt ở trẻ em là do một loại virus cảm lạnh gây ra. Sốt là cách cơ thể bé đang chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Do đó hiện tượng trẻ bị sốt không phải là một điều gì quá xấu mà ngược lại nó còn là dấu hiệu của sự khỏe mạnh. Vì vậy các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý rằng sốt khoảng 40 độ có thể là do bé bị các bệnh nhiễm trùng như cúm, thủy đậu, quai bị, hay bị sốt lên ban.

Khi bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân gây sốt cho trẻ thì cần phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám và điều trị. Ngoài ra có một số triệu chứng khác đi kèm sốt mà các bậc cha mẹ cần để ý xem có xuất hiện không, chẳng hạn như cảm giác tỉnh táo,co giật, hít thở nhanh hơn, nôn mửa, bé khó chịu quấy khóc, hôn mê …

Có nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện bé sốt cao trên 40 độ?

làm thế nào

Về cơ bản không cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé vẫn có sự thèm ăn và vẫn tràn đầy năng lượng. Vì hầu như sốt cao sẽ không có ảnh hưởng lên não trong 1 hoặc 2 ngày đầu.

Ngay cả khi sốt cao trên 40 độ, bé vẫn sẽ khoẻ mạnh nếu đó là bệnh cảm lạnh thông thường. Mẹ cũng có thể yên tâm nếu bé vẫn ngủ ngon vào ban đêm và chơi vào ban ngày.

Để chắc chắn, mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi trong ngày, và giữ mát đầu bé bằng cách chườm đá hoặc dùng các miếng dán hạ số…, trong phần lớn trường hợp, nhiệt độ sẽ giảm vào ngày thứ ba.

Trẻ bị sốt cao, khi nào thì nên đi bệnh viện?

Dấu hiệu để biết được liệu bạn có nên đưa trẻ bị sốt cao đến bệnh viện không là thời gian trẻ bị sốt có kéo dài hơn 3 ngày hay không?

Nếu sốt kéo dài hơn 3 ngày, có thể xảy ra các biến chứng. Ngoài ra, ngay cả khi sốt không kéo dài hơn 3 ngày nhưng trẻ bị mệt mỏi, không tỉnh táo, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác ngoài sốt như ho không thể ngủ được, thở nhanh, tiêu chảy kéo dài, nôn…thì cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện.

Nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy rất lo lắng và sốt ruột nếu con bị sốt cao và thường tức tốc đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên bạn nên bình tĩnh,  hãy quan sát tình trạng của trẻ xem: “Trẻ bị sốt vào thời gian nào?”, “Nhiệt độ đã tăng lên bao nhiêu lần”, “Có xuất hiện các triệu chứng khác ngoài sốt không?”, “Trẻ có thèm ăn không?”. Hãy ghi lại và nói với bác sĩ những thông tin đó khi đưa trẻ đi khám. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xác định được nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị dễ dàng và nhanh chóng.

Có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt?

thuốc hạ sốt

Sốt là phản ứng phòng vệ của cơ thể đối với vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, mẹ không cần phải dùng đến thuốc hạ sốt. Tốt nhất là để cho sốt giảm xuống một cách tự nhiên.

Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao liên tục, ảnh hưởng đến thể chất của trẻ, trẻ bỏ ăn hoặc ăn ít và không thể ngủ vào ban đêm thì mẹ có thể cân nhắc sử dụng thuốc hạ sốt. Điều quan trọng là dùng đúng loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ. Nên tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể hạ sốt cho bé bằng những cách tự nhiên như sau:

  • Cho bé đắp miếng dán hạ sốt hay sử dụng gối lạnh để giúp bé hạ sốt.
  • Cho bé mặc áo mỏng thoáng mát
  • Cho bé uống nhiều nước
  • Dùng khăn ấm lau trán, nách, bẹn tay và chân cho bé.
  • Trong trường hợp bé sốt cao đột ngột thì có thể cho bé đi tắm  bằng nước ấm, có thể giúp cơ thể bé hạ nhiệt tạm thời. Hoặc khi bạn cho bé uống hạ sốt nhưng thuốc chưa có tác dụng thì trong lúc chờ đợi bạn cũng có thể tắm cho bé.

Tại sao trẻ bị sốt cao vào ban đêm? Có nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ban đêm?

Thường thì trẻ bị sốt cao vào ban đêm. Vì nhiệt độ cơ thể con người bị ảnh hưởng bởi nhịp điệu ngủ và sự thay đổi cân bằng hormone ngày và đêm, theo đó nhiệt độ có xu hướng giảm vào buổi sáng và có xu hướng trở nên cao vào buổi tối.

Vì vậy, ngay cả khi nhiệt tăng đột ngột vào ban đêm, chúng ta hãy bình tĩnh quan sát trạng thái của trẻ.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu vào ban đêm nếu có các triệu chứng khác xuất hiện kèm với sốt như:

  • Không chơi, li bì
  • Trẻ không phản ứng ngay cả khi bạn lay (khó đánh thức)
  • Co giật kéo dài hơn 5 phút
  • Nôn ói, tiêu chảy, phân có nhày máu
  • Chứng khó thở (thở nhanh, thở gấp, thở bằng toàn bộ cơ thể)

Những việc mẹ nên làm ở nhà khi trẻ bị sốt cao

trẻ bị sốt cao

 

Khi trẻ bị sốt, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước do đổ mồ hôi. Và tay chân cũng lạnh hơn bình thường. Nhiều mẹ thấy thế vội quấn con thật kỹ. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Những bộ phận mà mẹ nên giữ mát là nách, cổ, mắt cá chân… được khuyến khích hơn trán.

Tốt nhất, để hạ sốt cho trẻ, trước tiên nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Trẻ có thể cố gắng di chuyển liên tục ngay cả khi đang sốt, nhưng mẹ hãy khuyến khích trẻ nằm xuống và nghỉ ngơi.

Những điểm cần lưu ý khi sốt cao ở trẻ dưới 1 tuổi

trẻ bị phát ban

Ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có các phương pháp khác nhau để đối phó khi trẻ bị sốt cao. Đó là lý do tại sao có những cách không thể được sử dụng tốt ở tuổi 0 đến 1 tuổi. Đây là thời điểm trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm nên việc xác định nguyên nhân rất khó. Hãy tập trung quan sát sự khác biệt hàng ngày của trẻ như ăn có ngon miệng không, bạn có quấn bé quá kỹ không…

Ngoài ra, tại thời điểm này, phát ban đột ngột thường hay xảy ra, và phát ban có thể xuất hiện trên khắp cơ thể sau khi sốt cao khoảng 3 ngày.

Những điểm cần lưu ý khi sốt cao ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Khi trẻ ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ ở một mức độ nào đó và điều đó làm cho cha mẹ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các triệu chứng. Ngay cả khi sốt giảm vào ban ngày thì nó thường quay trở lại vào ban đêm, do đó, hãy cẩn thận không để trẻ vận động quá nhiều.

Mẹ hãy bổ sung nước cho trẻ bằng các loại nước trái cây phù hợp. Mặc đồ thông thoáng cho trẻ. Ngoài ra, có thể sử dụng quạt để làm mát cho trẻ.

Ngoài ra mẹ có thể tham vấn với bác sĩ và đưa ra phương pháp hạ sốt thích hợp.

Hãy thật bình tĩnh, không nên hoảng sợ khi trẻ bị sốt cao

Quá trình chăm sóc con, nếu trẻ bị sốt cao trên 40 độ, điều đó sẽ khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.Tuy nhiên ngay cả khi bạn lo lắng thì các triệu chứng của con bạn cũng không cải thiện được. Do đó hãy bình tĩnh quan sát tình trạng của trẻ, để đánh giá xem có nên đưa trẻ đi đến bệnh viện hay không.

Tác giả: Mira Chan

Bài viết cùng tác giả

Bài viết cùng chuyên đề:

Bài viết liên quan